Hà Nội đôi khi thấy khó chịu. Một cốc tra sua tran chau hoặc nước mía trân châu vừa ngọt mát vừa vui miệng hẳn sẽ khiến bạn dịu đi cái khô khan.
Từ nhiều năm nay, nước mía Hàng Vải đã trở thành "thương hiệu". Theo thói quen, người dân khu phố cổ cứ thèm nước mía là lượn ngay ra con phố này. Nước mía thì chẳng cần có bí quyết cao siêu gì, nơi đâu chẳng giống nhau nhưng có lẽ đường phố vắng vẻ trong lành, ít xe qua lại, thanh niên có thể ngồi vỉa hè tụ tập, "chém gió" nên nước mía ở đây mới được chuộng như thế.
Những năm trở lại đây, đi theo trào lưu đồ uống biến tấu rất thịnh ở Hà Nội, phố Hàng Vải cũng là nơi gần như nổi tiếng nhất với món nước mía trân châu. Thực chất cũng chẳng có gì cầu kỳ, chỉ là ăn theo món trà sữa trân châu Đài Loan mà người ta sáng tác ra nước mía trâu châu, cũng được khá nhiều teen yêu thích. Nên giờ ở phố Hàng Vải, bất kì tiệm nào cũng bán loại nước mía biến tấu này. Và thanh niên đến đây cũng không thích uống nước mía đơn thuần nữa rồi, hầu như đều chỉ ưa gọi nước mía trân châu.
Nước mía trân châu
Nước mía trân châu nhìn qua cũng ngon mắt. Ai chưa bao giờ thưởng thức có lẽ lại tưởng mình vừa gọi nhầm một cốc sinh tố dừa hay chanh tuyết. Quả vậy, cốc nước mía đầy ắp, thậm chí có cảm giác cao thành ngọn. Không phải là bọt nước mía dâng đầy mà đó là dừa khô lẫn với dừa tươi nạo phủ bên trên. Trân châu được chọn cũng không phải loại trắng trong veo có nhân dừa cổ điển mà là lại có màu đen thường có trong trà sữa. Nước mía xanh, dừa tươi trắng, trân châu đen, tạo thành 3 tầng rõ rệt. Có lẽ đó là cách phối màu khá thông minh của ai đó đã sáng tác ra món đồ uống này, khiến món nước mía giản dị lại trở nên thẩm mỹ hơn nhiều.
Hạt trân châu đen
Uống nước mía kiểu này cũng vui miệng, ngọt thơm hơn. Nước mía ngọt mát, dừa giòn giòn, trân châu dai dai, tạo cảm giác nhai "sướng miệng", thú vị chẳng kém những món như hoa quả dầm, sữa chua mít hay các loại chè, trong khi đó giá chỉ có 12.000 đồng/cốc - có lẽ là rất mềm so với các món đồ uống "hot" khác. Chẳng trách nước mía trân châu ra đời là đắt hàng ngay, nhất là những hôm thời tiết hanh háo như bây giờ, buổi chiều chiều khách đến uống tại quán đông mà mua mang về cũng lắm. Tất nhiên nếu so sánh về độ chen chúc thì thua món trà chanh đang lên ngôi ở Hà Nội, nhưng vẫn đủ đông và rôm rả để khiến con phố Hàng Vải vốn buồn vắng bỗng trở nên nhộn nhịp hơn. Vả lại, thi thoảng đổi món, đổi nơi tụ tập chắc hẳn cũng sẽ khiến các bạn thấy thú vị hơn.
Một kinh nghiệm nho nhỏ dành cho bạn, nước mía trân châu có vị ngọt hơn thông thường, bởi vậy ai không hảo ngọt, thích uống nhàn nhạt cho mát thì bảo chủ quán không cho dừa khô, bạn sẽ được một cốc nước mía ưng ý. Ngoài ra, ở Hàng Vải có khá nhiều tiệm bán nước mía, chất lượng cũng na ná nhau nhưng nếu cẩn thận, muốn chọn nơi có nhiều người kiểm chứng cho yên tâm thì xin mách bạn, tiệm ở địa chỉ số 39 là đông khách nhất.
Nước mía dừa cho những người không hảo ngọt
Từ nhiều năm nay, nước mía Hàng Vải đã trở thành "thương hiệu". Theo thói quen, người dân khu phố cổ cứ thèm nước mía là lượn ngay ra con phố này. Nước mía thì chẳng cần có bí quyết cao siêu gì, nơi đâu chẳng giống nhau nhưng có lẽ đường phố vắng vẻ trong lành, ít xe qua lại, thanh niên có thể ngồi vỉa hè tụ tập, "chém gió" nên nước mía ở đây mới được chuộng như thế.
Những năm trở lại đây, đi theo trào lưu đồ uống biến tấu rất thịnh ở Hà Nội, phố Hàng Vải cũng là nơi gần như nổi tiếng nhất với món nước mía trân châu. Thực chất cũng chẳng có gì cầu kỳ, chỉ là ăn theo món trà sữa trân châu Đài Loan mà người ta sáng tác ra nước mía trâu châu, cũng được khá nhiều teen yêu thích. Nên giờ ở phố Hàng Vải, bất kì tiệm nào cũng bán loại nước mía biến tấu này. Và thanh niên đến đây cũng không thích uống nước mía đơn thuần nữa rồi, hầu như đều chỉ ưa gọi nước mía trân châu.
Nước mía trân châu
Nước mía trân châu nhìn qua cũng ngon mắt. Ai chưa bao giờ thưởng thức có lẽ lại tưởng mình vừa gọi nhầm một cốc sinh tố dừa hay chanh tuyết. Quả vậy, cốc nước mía đầy ắp, thậm chí có cảm giác cao thành ngọn. Không phải là bọt nước mía dâng đầy mà đó là dừa khô lẫn với dừa tươi nạo phủ bên trên. Trân châu được chọn cũng không phải loại trắng trong veo có nhân dừa cổ điển mà là lại có màu đen thường có trong trà sữa. Nước mía xanh, dừa tươi trắng, trân châu đen, tạo thành 3 tầng rõ rệt. Có lẽ đó là cách phối màu khá thông minh của ai đó đã sáng tác ra món đồ uống này, khiến món nước mía giản dị lại trở nên thẩm mỹ hơn nhiều.
Hạt trân châu đen
Uống nước mía kiểu này cũng vui miệng, ngọt thơm hơn. Nước mía ngọt mát, dừa giòn giòn, trân châu dai dai, tạo cảm giác nhai "sướng miệng", thú vị chẳng kém những món như hoa quả dầm, sữa chua mít hay các loại chè, trong khi đó giá chỉ có 12.000 đồng/cốc - có lẽ là rất mềm so với các món đồ uống "hot" khác. Chẳng trách nước mía trân châu ra đời là đắt hàng ngay, nhất là những hôm thời tiết hanh háo như bây giờ, buổi chiều chiều khách đến uống tại quán đông mà mua mang về cũng lắm. Tất nhiên nếu so sánh về độ chen chúc thì thua món trà chanh đang lên ngôi ở Hà Nội, nhưng vẫn đủ đông và rôm rả để khiến con phố Hàng Vải vốn buồn vắng bỗng trở nên nhộn nhịp hơn. Vả lại, thi thoảng đổi món, đổi nơi tụ tập chắc hẳn cũng sẽ khiến các bạn thấy thú vị hơn.
Một kinh nghiệm nho nhỏ dành cho bạn, nước mía trân châu có vị ngọt hơn thông thường, bởi vậy ai không hảo ngọt, thích uống nhàn nhạt cho mát thì bảo chủ quán không cho dừa khô, bạn sẽ được một cốc nước mía ưng ý. Ngoài ra, ở Hàng Vải có khá nhiều tiệm bán nước mía, chất lượng cũng na ná nhau nhưng nếu cẩn thận, muốn chọn nơi có nhiều người kiểm chứng cho yên tâm thì xin mách bạn, tiệm ở địa chỉ số 39 là đông khách nhất.
Nước mía dừa cho những người không hảo ngọt
HOÀNG NHI
Theo Infonet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét